LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN : BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU


1- Dòng điện xoay chiều AC (Alternating Current)
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kì nhất định.
Dòng điện xoay chiều có nhiều hình dạng nhưng dạng đặt trưng nhất vẫn là sóng hình sin Như hình dưới T là chu kì, Vpp là điện áp đỉnh 


2- Dòng điện một chiều DC (Direct Current)
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích. Dòng điện một chiều có hướng đi từ dương (+) sang âm (-) Đặt tính của dòng điện 1 chiều là tuyến tính. Chú ý ở điện DC là có 2 cực phân biệt là cực âm (-) và cực dương (+)
Điện áp một chiều là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện qua mạch một chiều.

3- Cách sử dụng đồng hồ VOM
Đồng hồ VOM là dụng cụ thường xuyên sử dụng đến trong quá trình sửa chữa board mạch



Như hình trên là một cái đồng hồ VOM, đồng hồ này dùng chủ yếu để đo điện trở, điện áp AC –DC, đo dòng điện:

- Đo điện trở: để đo điện trở một linh kiện việc đầu tiên là ta ước lượng giá trị điện trở của nó bao nhiêu để chỉnh thang đo cho hợp lí, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ta không biết nó giá trị khoảng nào thì ta nên để đồng hồ đo thang điện trở lớn nhất ( x10K), sau khi đo ở thang x K ta sẽ ước lượng được giá trị 
cần đo ở khoảng nào. Sau khi chọn được thang đo điện trở thích hợp ta nên chập 2 que đo đen và đỏ lại với nhau, sau đó vặn núm điều chỉnh kim để kim đo về đúng vạch. Sau đó ta để 2 que đo vào 2 đầu linh kiện cần đo và xem giá trị, ta lấy giá trị đó nhân với thang đo sẽ ra kết quả điện trở của linh kiện. Ví dụ : ta để thang x 10 , giá trị hiển thị trên đồng hồ là 30 thì kết quả sẽ là x = 10x30 = 300

- Đo điện AC: ta chuyển thang qua thang đo điện áp AC Khi đo ở thang AC cần chú ý để thang đo lớn hơn 1 bật so với điện áp cần đo. Nếu để thấp thì kim sẽ qua giới hạn và bị kịch kim về bên phải, còn nếu để thang quá cao so với áp cần đo thì sai số lớn, thiếu chính xác.

- Đo điện DC: ở phần này ta nên chú ý que đo, que đen phải để vào cực âm, que đỏ để vào cực dương. Trong trường hợp ta để nhầm thì kim sẽ bị kịch về bên trái, lúc đó ta nên rút que đo ra ngay. Khi đo một điện áp DC ta cũng nên để thang đo lớn hơn gi trị cần đo.


Phần đo điện áp ta nên chú ý: có 3 dòng giá trị là 250; 50 và 10. Công thức tính kết quá đo điện áp cho điện áp AC và điện áp DC:




TD: là thang đo ( ví dụ : 0.25 V, 10 V, 25 V, 50 V, 250 V)
GTTT: là giá trị thực tế trên đồng hồ, giá trị này được đọc dựa theo 
dòng giá trị là dòng nào. Ví dụ: ta để thang đo 25 V thì ta sẽ đọc trên dòng giá trị của 250 V
DGT: dòng giá trị như ta đã biết có 3 dòng là 250 – 50 – 10.
Ví dụ : ta đang để thang 25 V thì dòng giá trị sẽ là 250 , giá trị thấy được trên đồng hồ là 100 thì kết quả sẽ là : (25 x 100) : 250 = 10 V.

- Dùng đồng hồ VOM để test tụ điện: tùy thuộc vào dung lượng của tụ mà ta chọn thang đo điện trở thích hợp để đo, ví dụ như đo tụ hóa 100µF ta dùng thang x 10 , đo tụ 130pF ta dùng thang 1k v.vv... Để thang điện trở thích hợp rồi đo tụ : kim lên rồi lại về, sau đó đảo kim và kết quả cũng lên rồi lại về thì tụ không chập, không rò. Tụ hóa thông thường bị khô , muốn biết chính xác ta nên dùng đồng hồ số đo giá trị của tụ

 

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Đào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tôSửa chữa Xe máySửa chữa Điện tửSửa chữa Điện lạnhĐiện nướcĐiện dân dụngĐiện Công NghiệpSửa chữa điện thoạiSửa chữa máy maySửa chữa Vi tínhMay công nghiệpMay thời trangNấu ăn ...
--------------------
Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3x4 + học phí ngành theo học
Nhập học đúng địa chỉ: 
Cơ sở 1: Số 1 - Xa La - Hà Đông (Đối diện bệnh viện 103) / Hotline 24/7: 098.747.6688 - 0913 693 303

Cơ sở 2: BB5 Trường Sơn - phường 15 - quận 10 - Hồ Chí Minh/ Hotline 24/7: 0839 25 6699 - 0913 693 303


Người đăng: Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Tháng 3/2022