HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ
1. Khái quát
1.1 Các điều khiển

Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như­ là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như ­sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. Điều hoà không khí là một bộ phận để:
- Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.
- Điều khiển dòng không khí trong xe
- Lọc và làm sạch không khí



1.1.1 Điều khiển nhiệt độ
- Bộ sưởi ấm:
Người ta dùng một két sưởi để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng và dùng nhiệt này để làm nóng không khí thổi vào trong xe. Khi động cơ khởi động, nhiệt độ nước làm mát còn thấp nên két sưởi chưa làm


- Hệ thống làm mát không khí:
Giàn lạnh được dùng để làm mát không khí trước khi đư­a vào trong xe. Khi bật công tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất  làm lạnh (ga điều hoà) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt giàn lạnh. Việc nóng không khíphụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ như­ng việc làm mát không khí là hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ.
-t Hútẩm:
Lượng hơi nước trong không khí tăng lên kh inhiệt độ không khí cao hơn và giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh. Nước trong không khí ng­ưng tụ và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống. Nước dính vàocác cánh tảnnhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi.


 - Điều khiển nhiệt độ:
Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng nh­ư van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.


Điều khiển độ ra thấp

 1.1.2 Điều khiển tuần hoàn không khí
- Thông gió tự nhiên :
Việc lấy không khí bên ngoài đư­a vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bố áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất d­ương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Nh­ư vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất d­ương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).
- Thông gió cưỡng bức:
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đư­a vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như­ trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm).

- Điều khiển nhiệt độ:
Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng nh­ư van nước. Cánh hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.

1.1.2 Điều khiển tuần hoàn không khí
- Thông gió tự nhiên :
Việc lấy không khí bên ngoài đư­a vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bố áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình vẽ, một số nơi có áp suất d­ương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Nh­ư vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất d­ương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).
- Thông gió cưỡng bức:
Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đư­a vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như­ trong hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường, hệ thống thông gió này được dùng chung với các hệ thống thông khí khác (hệ thống điều hoà không khí, bộ sưởi ấm).
1.1.3 Lọc và làm sạch không khí


1.1.3.1 Bộ lọc không khí
- Chức năng:
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạch không khí đ­ưa vào trong xe.
- Thay thế:
Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn sẽ rất khó đ­ưa không khí vào trong xe, điều này làm cho hiệu suất của điều hoà kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch bảo dường xe.
- Phân loại bộ lọc không khí:
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử mùi bằng than hoạt tính.

Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc có thể được thay thế một cách dễ dàng.

 1.1.3.2 Bộ làm sạch không khí
- Công dụng: 
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,.v.v. để làm sạch không khí trong xe.
- Cấu tạo:
Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt giàn lạnh, motor quạt giàn lạnh, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có các bon hoạt tính.
- Nguyên lý hoạt động:
Bộ lọc không khí dùng một motor quạt để lấy không khí ở trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc. Ngoài ra, một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi motor quạt giàn lạnh ở vị trí “HI”

1.2. Các chức năng
1.2.1 Bảng điều khiển
Có rất nhiều bộ chọn (núm, cần) điều chỉnh trên bảng điều khiển của điều hoà không khí. Những bộ chọn này được phân loại như­ sau: Bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn nhiệt độ, bộ chọn luồng không khí và bộ chọn tốc độ quạt giàn lạnh. Hình dạng của các núm chọn này khác nhau tuỳ theo kiểu xe và cấp nội thất, như­ng các chức năng thì giống nhau.


 
1.1.3.2 Bộ làm sạch không khí
- Công dụng: 
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,.v.v. để làm sạch không khí trong xe.
- Cấu tạo:
Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt giàn lạnh, motor quạt giàn lạnh, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có các bon hoạt tính.
- Nguyên lý hoạt động:
Bộ lọc không khí dùng một motor quạt để lấy không khí ở trong xe và làm sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc. Ngoài ra, một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi motor quạt giàn lạnh ở vị trí “HI”

1.2. Các chức năng
1.2.1 Bảng điều khiển
Có rất nhiều bộ chọn (núm, cần) điều chỉnh trên bảng điều khiển của điều hoà không khí. Những bộ chọn này được phân loại như­ sau: Bộ chọn dòng khí vào, bộ chọn nhiệt độ, bộ chọn luồng không khí và bộ chọn tốc độ quạt giàn lạnh. Hình dạng của các núm chọn này khác nhau tuỳ theo kiểu xe và cấp nội thất, như­ng các chức năng thì giống nhau
1.2.2 Các cánh điều tiết không khí

Việc điều khiển dòng không khí vào xe, nhiệt độ không khí và không khí ra có thể được thực hiện bằng việc điều chỉnh các bộ chọn (núm hoặc cần chọn) trên bảng điều khiển. Cánh dẫn lấy khí vào điều chỉnh lượng không khí vào trong xe, cánh trộn khí làm nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ không khí trong xe, cánh dẫn luồng khí ra điều khiển lượng không khí ra. Các cánh điều khiển này được điều khiển bằng cáp dẫn hoặc bằng mô tơ.
 1.2.3 Chức năng điều tiết dẫn khí vào
Núm chọn không khí vào thực hiện việc điều tiết lượng không khí vào trong xe bằng cách hoặc là tuần hoàn không khí hoặc là lấy không khí từ bên ngoài vào trong xe. Trong sử dụng thông thường, người ta lựa chọn việc lấy không khí từ ngoài xe và có quan tâm đến việc tuần hoàn không khí trong xe. Khi lựa chọn lấy không khí từ ngoài xe thì cánh dẫn khí vào sẽ mở cửa hút không khí bên ngoài và đóng cửa tuần hoàn không khí bên trong. Khi không khí bên ngoài bẩn thì có thể điều chỉnh sang chế độ tuần hoàn không khí bên trong.
1.2.4 Chức năng điều khiển nhiệt độ
Chức năng điều khiển nhiệt độ bằng cách thay đổi lượng không khí lạnh đi qua giàn lạnh trộn với không khí ấm đi qua két sưởi nhờ thay đổi độ mở của cánh trộn không khí.

1.2.5 Chức năng điều tiết dòng không khí ra

Việc điều chỉnh các cánh (cửa gió) điều tiết dòng không khí ra. Có 5 chế độ dòng không khí ra. - FACE : Thổi lên vào nửa trên của cơ thể.

 - BI-LE VEL: Thổi vào phần thân trên của cơ thể và xuống chân

 - FOOT: Thổi vào chân

 - DEF: Làm tan sương ở kính trước

 - FOOT-DEF: Thổi vào chân và làm tan sương ở kính trước

 1.2.6 Các kiểu hoạt động của cánh điều tiết
- Loại điều khiển bằng dây cáp
Loại này có cấu tạo sao cho sự dịch chuyển của núm điều chỉnh sẽ tác động trực tiếp tới các cánh điều tiết. Loại này có cấu tạo đơn giản như­ng việc lựa chọn chế độ sẽ trở nên khó khăn khi độ ma sát của cáp lớn.

- Loại dẫn động bằng motor
Ở loại này do motor điều khiển độ mở của cánh điều tiết nên việc lựa chọn chính xác nhưng cấu tạo phức tạp. Tuy nhiên loại này giảm được lực điều khiển và làm cho việc điều khiển dễ dàng hơn.


1.2.7 Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh
Việc điều chỉnh cường độ dòng điện qua motor sẽ điều khiển được tốc độ quạt giàn lạnh. Có hai phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh bằng điện trở và điều chỉnh bằng Transistor.
- Loại điều chỉnh bằng điện trở
Loại này thay đổi điện trở mắc nối tiếp với quạt giàn lạnh. Cấu tạo của nó là hai điện trở được mắc nối tiếp. Khi chúng ta thay đổi vị trí của núm điều chỉnh thì giá trị của điện trở trong mạch thay đổi sẽ làm cho cường độ dòng điện trong mạch thay đổi. Khi đặt núm điều chỉnh ở vị trí ''LO'' dòng điện chạy qua tất cả các điện trở. Do đó cường độ dòng điện qua motor giảm xuống và tốc độ của quạt chậm lại. Khi đặt núm điều chỉnh ở vị trí ''3" thì dòng điện chỉ qua một điện trở. Khi đặt núm điều chỉnh ở vị trí "HI" thì không có dòng điện qua các điện trở. Vì vậy toàn bộ dòng điện chạy qua motor quạt giàn lạnh và tốc độ quạt giàn lạnh là cao nhất.
- Loại điều chỉnh bằng Transistor
Loại này điều chỉnh cường độ dòng điện bằng một Transistor công suất. So với loại điều chỉnh bằng điện trở loại này có thể điều khiển tốc độ của quạt giàn lạnh ở nhiều mức hơn do vậy được sử dụng ở hệ thống điều hoà tự động.