Những điều không nên làm khi điện thoại bị vào nước
Có thể do bất cẩn mà bạn làm rơi điện thoại vào nước, đa phần điện thoại của bạn sẽ “sống sót” nếu được thao tác đúng cách. Tuy nhiên nếu bạn là người không có kinh nghiệm trong việc sửa điện thoại thì nên tránh những thao tác sai lầm mà Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân giới thiệu sau đây để không làm hỏng điện thoại nhé.Điều đầu tiên cần phải lưu ý là tuyệt đối không cố gắng mở máy lên vì có thể khiến điện thoại của bạn chạm mạch và hỏng nặng hơn. Cũng không được phép ấn vào bất kì nút hay phím nào hay thực hiện lắc, gõ, đập vào điện thoại. Và bạn cũng đừng cố gắng tháo điện thoại ra, nhất là khi máy bạn vẫn còn thời gian bảo hành, đặc biệt nếu bạn không có kinh nghiệm tháo ráp điện thoại sẽ dễ gây hư hỏng các linh kiện khác bên trong máy. Ngoài ra tuyệt đối không thổi vào điện thoại, thao tác này sẽ khiến nước bị đẩy vào sâu trong máy hơn rồi đọng lại, khiến máy hư hỏng nặng hơn.
Và thông thường nhiều người sẽ cố cứu điện thoại của mình bằng các mẹo tìm được trên google, và sau đây là những cách sai lầm mà nhiều người hay mắc phải.
Dùng máy sấy hong khô
Khi máy bị ướt, điều mà bạn nghĩ đến ngay chắc chắn là tìm cách làm khô điện thoại với máy sấy tóc hay bằng các công cụ khác. Phương pháp này sẽ giúp bạn hong khô nước bên trong máy, tuy nhiên nếu sấy với lực mạnh sẽ có nguy cơ khiến nước vào sâu hơn và đọng lại ở những vị trí khuất trong máy. Bên cạnh đó hơi sấy quá nóng cũng có thể bị hỏng linh kiện bên trong máy.Đóng băng điện thoại trong tủ lạnh
Nhiều người thường chữa cháy nhanh bằng cách bỏ điện thoại vào ngăn đá đông, bọc điện thoại vào khăn giấy để tránh bị hư hỏng máy do kết đông. Người ta cho rằng tính dẫn điện của nước sẽ được giảm thiểu khi ở gần nhiệt độ kết đông sẽ giúp điện thoại không bị chập mạch khi sử dụng.
Đây chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời vì nếu đá được rã đông sẽ khiến tình trạng máy trở nên tồi tệ hơn. Và nhất là trong quá trình thực hiện thao tác này bạn sẽ có nguy cơ làm hỏng màn hình điện thoại – vốn là linh kiện dễ bể và hỏng hóc.
Sử dụng tăm bông để lau điện thoại
Đối với những trường hợp lượng nước vào máy quá ít, người dùng thường hay lau khô phần ngoài, đặc biệt là lau những chi tiết nhỏ như lỗ cắm tai nghe, cổng micro-usb bằng tăm bông. Điều này có thể giúp bạn thấm khô nước đọng bên trong máy nhưng không thể loại trừ trường hợp nước đọng ở những kẻ nhỏ mà tăm bông không đến được. Chưa kể bông dính nước có thể bị mắc kẹt lại trong quá trình lau sẽ gây hư hỏng bên trong. Tất nhiên là bạn vẫn có thể sử dụng tăm bông để sơ cứu cho điện thoại, nhưng hãy lưu ý và cẩn thận nhé!Sạc điện thoại để bay hơi nước
Trong quá trình sạc, điện thoại của bạn sẽ tỏa nhiệt ra làm ấm điện thoại. Một số người đã tận dụng điều này để hong khô điện thoại khi nó bị ướt. Nhưng đây là một trong những phương pháp nguy hiểm nhất vì bạn đang vô tình cho dòng điện chạy ngang qua một mạch điện ướt, không những khiến máy hư hỏng nặng hơn mà còn vô tình gây nguy hiểm cho bạn. Thế nên là đừng bao giờ áp dụng phương pháp này nếu bạn không muốn mua điện thoại mới nhé!Cho điện thoại vào thùng gạo
Đa số người dùng đều đồng tình với giải pháp này vì họ cho rằng gạo có tính hút nước cao, đặt điện thoại ướt vào thùng gạo từ 2 đến 3 ngày thì nước sẽ bị hút đi mất. Thực tế cho thấy giải pháp này là có ích cho một số trường hợp. Tuy nhiên giải pháp này chỉ nên áp dụng khi bạn không đến được trung tâm sửa chữa điện thoại. Thời gian từ 2 – 3 ngày để trong gạo sẽ khiến cho các phần kim loại bên trong máy bị rỉ sét và những hạt gạo có thể mắc vào các khe hở của điện thoại như cổng micro-usb, jack tai nghe,… Và cuối cùng bạn cũng vẫn phải mang máy đến trung tâm dạy nghề Thanh Xuân để được các kỹ thuật viên hỗ trợ.Khi điện thoại vào nước, hãy nhanh chóng thực hiện các thao tác sau đây
Tắt điện thoại ngay và cầm thẳng lên
Tháo vỏ và tháo thẻ nhớ, sim,… ra khỏi máy
Mở nắp lưng và tháo pin ra (Nếu máy bạn sử dụng pin liền thì có thể bỏ qua bước này)
Dùng vải hoặc khăn giấy lau khô điện thoại
Giữ nguyên hiện trạng và mang đến trung tâm sửa chữa gần nhất.
Đây là toàn bộ những lưu ý về những việc nên và không nên làm khi điện thoại bạn vô tình bị vào nước. Hi vọng sẽ giúp ích được bạn!