ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

  1. GIỚI THIỆU SƠ QUA VỀ ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

  2. Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Đây là dụng cụ không thể thiếu với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào,

 

  • Đồng hồ vạn năng có các chức năng chính : Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện, kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn.

 

  • Ưu điểm: đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện.

 

  • Nhược điểm : đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

  • CÁCH ĐO ĐIỆN ÁP BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Cách đo điện áp xoay chiều.

  • Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC.

  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).

  • Bước 4 : Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V.

  • Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ

  • Bước 6 : Đọc kết quả đo.

Cách đo điện áp một chiều.

  • Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang DC.

  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).

  • Bước 4 : Để thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp dC220V ta để thang DC 250V.

  • Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo. Ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn

  • Bước 6 : Đọc kết quả đo.

 

  1. CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Để đo dòng điện trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau :
 

  • Bước 1 : Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất.

  • Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

  • Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo.

  • Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.

  • Bước 4: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.

  • Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm

  • Bước 6: Bật điện cho mạch thí nghiệm.

  • Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép.

  1. CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐỂ ĐO ĐIỆN TRỞ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.

  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

  • Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.

  • Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.

  • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Lưu ý:

  • Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện vì vậy, trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.

  • Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.

  • Nếu không muốn làm giảm kết quả đo thì khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo.

  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện – đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.

  • CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐỂ KIỂM TRA THÔNG MẠCH VÀ TIẾP GIÁN BÁN DẪN

Đầu tiên là Kiểm tra thông mạch:
 

  • Bước 1 :Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch.

  • Bước 2 : Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

  • Bước 3 : Kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.

Thứ 2, Kiểm tra tiếp giáp P-N:
 

  • Bước 1 : Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch .

  • Bước 2 : Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

  • Bước 3 : Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge) còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giái trị bằng “1”) thì diode đó hoạt động tốt.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số kiểm tra lớp tiếp giáp thì que đen sẽ là (-) nguồn pin và que đỏ là (+) nguồn pin.

  1. CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG ĐO TỤ ĐIỆN

  2. Thang điện trở của đồng hồ vạn năng có thể dùng để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện.

 

  • Khi thực hiện đo tụ điện, nếu là tụ hóa thì dùng thang x1 Ohm hoặc thang x10 Ohm, nếu là tụ gốm thì dùng thang đo x1K Ohm hoặc 10K Ohm.

 

Phép đo được thực hiện với kết quả như sau:
 

  • Kim phóng nạp khi đo =>  tụ C1 còn tốt.

  • Kim lên nhưng không về vị trí cũ => tụ C2 bị dò.

  • Kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về => tụ C3 bị chập.

Lưu ý:

  • Khi đo tụ phóng nạp, cần đảo chiều que đo một vài lần để xem độ phóng nạp

  • Các phép đo kiểm tra tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô. Vì vậy, khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ thì cần so sánh với một tụ điện dung.

  • CÁCH ĐỌC TRỊ SỐ DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP KHI ĐO.

Cách đọc khi đo điện áp DC

  • Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

 

  • Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

 
Cách đọc khi đo điện áp AC

  • Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. Đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

 

  • Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.

 
 
 
 
 
 
 

  1. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

  2. Bạn tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi muốn đo điện áp xoay chiều. Việc này rất quan trọng vì nếu bạn để các thang đo sai sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng của bạn ngay lập tức.

  3. Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC, điều náy sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.

  4. Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC, làm hỏng các điện trở trong đồng hồ đo điện vạn năng.

  5. Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .

  6. Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không bị hỏng.

  7. Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC, có khả năng gây hỏng đồng hồ

  8. Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC, đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong.

Bài viết tháng 3/2023 - Nguyễn Khắc Trung

TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Đào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tôSửa chữa Xe máySửa chữa Điện tửSửa chữa Điện lạnhĐiện nướcĐiện dân dụngĐiện Công NghiệpSửa chữa điện thoạiSửa chữa máy maySửa chữa Vi tínhMay công nghiệpMay thời trangNấu ăn ...
--------------------
Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3x4 + học phí ngành theo học
Nhập học đúng địa chỉ: 
Cơ sở 1: Số 1 - Xa La - Hà Đông (Đối diện bệnh viện 103) / Hotline 24/7: 098.747.6688 - 0913 693 303

Cơ sở 2: BB5 Trường Sơn - phường 15 - quận 10 - Hồ Chí Minh / Hotline 24/7: 0839 25 6699 - 0913 693 303